Cách trồng Măng Tây Xanh. Măng Tây Xanh là một loại cây có giá trị kinh tế cao. Bên cạnh đó, giá trị dinh dưỡng mang lại và hương vị cũng được đông đảo khách hàng đón nhận. Vì thế, nhiều bà con muốn trồng và phát triển loại măng này nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu. Vậy mời bà con đón đọc bài viết này của Phạm Food. Chúng tôi sẽ hướng dẫn bà con cách trồng măng tây mang lại năng suất, lợi nhuận cao.
Tổng quát về Măng Tây Xanh
Măng tây là loại thực phẩm rất được ưa dùng trong các nhà hàng cao cấp. Đây là một loại rau có hàm lượng dinh dưỡng cao và có nhiều dược tính. Và đặc biệt có tính kiềm 10, là mức cao nhất trong các loại rau. Măng tây được ưu ái gọi với cái tên “Hoàng đế của các loại rau”.
Có 3 loại măng tây: Măng tây trắng; Măng tây xanh; Măng tây tím. Nhưng măng tây xanh là loại phổ biến và được ứng dụng nhiều nhất tại Việt Nam. Bởi Măng tây xanh dễ trồng và thích ứng tại Việt Nam. Thứ hai là do giống măng tây xanh rẻ hơn, phù hợp hơn. Thứ ba là sản phẩm Măng tây xanh được thị trường tại Việt Nam dễ tiếp nhận hơn. Nên trong bài viết này, Phạm Food sẽ hướng dẫn bà con trồng giống Măng tây xanh.
Măng tây là một loại cây lâu năm, trồng một lần và cho thu hoạch tới hơn 15 năm. Trước khi bắt đầu kế hoạch trồng măng tây, bà con cần phải chuẩn bị ruộng để trồng măng ít nhất từ 5 năm. Hạn chế luân canh gối vụ cây trồng trên ruộng.
Cây măng tây phải mất từ 3 năm để thực sự trưởng thành và cho thu hoạch. Một khi gốc đã thực sự trưởng thành, bà con có thể thu hoạch ngọn măng tây (cây non mọc lên từ gốc) hàng tháng vào mùa giêng hai.
Khi ngọn măng tây mọc lên, bà con lưu ý thu hoạch ngay, nếu không thì chúng sẽ phát triển thành cây trưởng thành. Lá màu xanh và khi trời sang thu, chúng sẽ chuyển sang mà vàng.
Trồng măng tây không nhất thiết phải cần quá nhiều diện tích, bà con có thể tận dụng trồng ven bờ rào ruộng rau màu nếu bà con chưa thực sự sẫn sàng đầu tư một mảnh ruộng lớn ban đầu.
Cách trồng Măng Tây Xanh cho năng suất cao
1, Giống măng tây
Măng tây là một loại cây đơn tính, có nghĩa là mỗi cây chỉ là cây đực hoặc cái. Cây đực có xu hướng cung cấp sản lượng tốt hơn cây cái. Bởi vậy, nhiều giống cây đã được lai tạo đặc biệt là toàn đực. Các giống cũ, gia truyền vẫn là sự pha trộn của cây đực và cây cái.
Cây đực to và dài hơn cây cái. Cây cái sẽ có nhụy hoa với 3 thùy. Nhổ bỏ cây cái, chỉ giữ lại cây đực nếu bạn muốn chọn giống măng tây tốt.
Nếu bạn muốn thu hoạch hạt giống, bạn sẽ cần một số cây cái lấy giống.
2, Trồng măng tây ở đâu?
Măng tây thích ánh nắng mặt trời đầy đủ, mặc dù nó có thể chịu được một chút bóng râm. Chọn một nơi mà măng tây của bạn sẽ có điều kiện mặt trời tối ưu là tốt nhất.
Măng tây không thích sự cạnh tranh từ các loại cỏ dại khác, bà con hãy lưu ý. Gợi ý cho bà con là nhiều người lựa chọn nhưng vùng đất nhô cao, vì chúng cung cấp tiềm năng thoát nước lớn và dễ thu hoạch.
Cách trồng Măng Tây
Trồng măng tây bà con có thể trồng theo rãnh. Cải thiện với phân trộn, phân chuồng ở trên để cây có khả năng sinh sản tốt. Bà con trồng cây măng tây nên cách nhau khoảng 45cm.
Một số người khuyên nên ngâm thân rễ cây trong trà ủ trong khoảng nửa giờ trước khi trồng. Mục đích việc này là để hydrat hóa hoàn toàn khối rễ. Làm cho cây dễ uốn hơn và dễ lan rộng hơn.
Bà con hãy tạo các gò cao 10 đến 15cm và sau đó cẩn thận đặt thân vào vị trí, trải rễ ra khắp đỉnh của gò đất. Hãy luôn chắc chắn rằng các chồi, được hướng lên trên. Lắp đất lại đễ che rễ sau đó tưới nước vào.
Khi chồi bắt đầu xuất hiện, thêm nhiều đất cho đến khi hoàn thành việc lấp đầy rãnh. Bà con có thể gò lên trên bề mặt đất, nếu bạn muốn. Điều này đảm bảo rễ đủ sâu để chúng được cách nhiệt tốt trong điều kiện nóng hoặc lạnh.
Quá trình này tương tự đối với cây măng tây bắt đầu trồng từ hạt, ngoại trừ việc bạn không phải đào sâu một rãnh vì khối rễ sẽ nhỏ hơn nhiều và sẽ tự lan sâu hơn vào đất.
Ở những khu vực có nhiều mưa và ở vùng khí hậu mát mẻ măng tây sinh trưởng và phát triển tốt. Nhưng nếu bà con ở một khu vực khác, cần phải đáp ứng đủ những điều kiện chăm sóc tốt. Đảm bảo điều kiện về: Ánh sáng; nhiệt độ; nước tưới; bón phân; cắt tỉa;…
Thu hoạch măng tây
Bà con trồng măng tây từ hạt giống, năm đầu tiên là sự phát triển của rễ, không nên thu hoạch bất kỳ ngọn nào. Tương tự, năm thứ hai là để phát triển cây, bà con nên tránh thu hoạch năm đó. Năm thứ ba có thể bắt đầu thu hoạch 2-4 tuần, và thu hoạch những ngọn nhỏ. Những năm tiếp theo, bà con có thể thu hoạch tới tám tuần.
Ngay cả với những cây măng tây được cấy ghép, cũng phải đợi một năm và không thu hoạch cho đến năm thứ hai. Năm thứ hai, thu hoạch tối đa hai đến bốn tuần. Làm điều này mang lại cho cây sự khởi đầu tốt nhất, điều đó có nghĩa là những năm thu hoạch sau này sẽ năng suất hơn.
Bà con sử dụng một con dao và cắt măng tây khi thu hoạch. Lưu ý tránh cắt những ngọn cây khác có thể đang hình thành dưới bề mặt đất.
Lý tưởng nhất là ngọn măng có chiều dài 15-25 cm tại thời điểm thu hoạch. Khi đầu ngọn măng tây đã bắt đầu mở ra, thì nó có vẻ già và sẽ rất khó ăn.
Măng tây là một loại cây phát triển nhanh. Cho nên bà con cần phải thu hoạch măng mỗi ngày hoặc 2 ngày một tuần. Chọn tất cả các ngọn giáo có kích thước hợp lý để thu hoạch và sẽ có một vụ mùa liên tục trong 8 tuần.
Cách bảo quản măng tây
Măng tây mới hái rất tươi. Và bà con cần bảo quản nếu số lượng lớn để bán, hay cả việc lưu trữ để dùng dần. Hãy bảo quản chúng trong tủ lạnh, tủ đông.
Trong trường hợp cần bảo quản ngắn hạn, hãy cột chúng thành từng bó. Đặt các đầu bị cắt hoặc gãy vào một cái bình có một ít nước. Lấy một túi nhựa và đặt nó lên phủ lên trên ngọn, sử dụng một dây cao su khác để cố định túi vào bình. Thay nước nếu thấy bắt đầu đục. Bảo quản theo cách này, măng tây của sẽ duy trì trong khoảng một tuần.
Chúc các bà con thành công!
Măng tây Hải Phòng – Phạm Food
Mời bạn tham khảo Măng tây Xanh Hải Phòng – Phạm Food: https://phamfood.com/mang-tay-hai-phong/
Để thưởng thức các món ngon hàng ngày các bạn có thể xem thêm tại: Phamfood.com và fb.com/phamfood.vn